Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An giá rẻ nhất  - Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Nghệ An  - Thành lập công ty ở Nghệ An  - Văn phòng luật sư tại Nghệ An

Đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Muốn xác lập quyền đối với giống cây trồng thì tổ chức hoặc cá nhân phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhằm hỗ trợ quá trình đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng của quý vị được thuận lợi luật Blue xin chia sẻ thông tin sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Hồ sơ đăng ký

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng k‎ý, nếu người đăng k‎ý là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trình tự, thủ tục cấp văn bằng bảo hộ

Bước 1. Tiến hành việc nộp Hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng: Người nộp Hồ sơ nộp trực tiếp Hồ sơ tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Khi tiếp nhận được đầy đủ Hồ sơ theo đúng quy định, cán bộ tiếp nhận Hồ sơ sẽ tiến hành việc trao giấy biên nhận Hồ sơ cho người đăng ký và hẹn lịch làm việc.

Bước 2. Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng về hình thức và nội dung. Thời hạn thẩm định đơn về hình thức là 15 ngày và về nội dung đơn là 90 ngày.

  • Trường hợp Hồ sơ chưa hợp lệ về hình thức và nội dung, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng yêu cầu người nộp Hồ sơ sửa chữa, bổ sung những thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thì Văn phòng bảo hộ sẽ từ chối đơn và trả hồ sơ về cho người đăng ký.
  • Trường hợp đơn hợp lệ về hình thức và nội dung Cơ quan đăng ký thông báo cho người đăng ký về nội dung chấp nhận đơn đăng ký của người đăng ký và đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 3. Tiến hành khảo nghiệm đối với giống cây trồng: Việc thực hiện khảo nghiệm được tiến hành từ 02 vụ đối với cây ngắn ngày và 3-5 năm đối với cây dài ngày. Người đăng ký có trách nhiệm nộp mẫu giống cây trồng cho cơ quan khảo nghiệm để thực hiện việc khảo nghiệm giống cây trồng. Kết thúc khảo nghiệm, báo cáo được gửi tới cơ quan đăng ký giống cây trồng.

Trong thời hạn 90 ngày, cơ quan đăng ký tiến hành thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật. Nếu giống cây trồng đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và đăng lên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định cấp băn bằng bảo hộ và đăng lên tạp chí NN&PTNT, trường hợp không nhận được khiếu lại hoặc ý kiến phản đối đối với việc cấp văn bằng bảo hộ. Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cấp bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.

Việc xảy ra tranh chấp đối với việc cấp Văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bước 4. Tiếp nhận văn bằng bảo hộ giống cây trồng từ Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Mọi vấn đề thắc mắc quý vị hãy liên hệ luật Blue để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon