Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An giá rẻ nhất  - Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Nghệ An  - Thành lập công ty ở Nghệ An  - Văn phòng luật sư tại Nghệ An

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Nó có thể là những từ ngữ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Luật Blue xin chia sẻ về thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau:

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (nguồn internet)

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (nguồn internet)

Lợi ích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, thông qua chỉ dẫn địa lý, chúng ta có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà chỉ ở nơi ấy mới có. Ví dụ như: khi nói Champagne người ta biết đó đó là rượu vang được sản xuất vùng Champagne của Pháp, hay một phần nào đó người tiêu dùng đã biết được Phan Thiết là nước mắm nổi tiếng có chất lượng đặc thù không lẫn với các loại nước mắm khác của các vùng: Phú Quốc, Nha Trang …

Thứ hai, CDĐL là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tế tại Việt Nam cho thấy việc xây dựng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn vì nó là điều kiện phát huy các lợi thế riêng có của địa phương đó để phát triển sản phẩm đặc sản. Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất để có được sự thành công trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ như thanh long Bình Thuận sau khi được bảo hộ CDĐL, những người sản xuất thanh long Bình Thuận đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất trái thanh long, cải thiện được chất lượng quả thanh long, góp phần cải thiện ngành nông nghiệp Bình Thuận.

Thứ ba, bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động của địa phương đó, khắc phục tình trạng thất nghiệp. Khi chỉ dẫn địa lý đã được thừa nhận và biết đến một cách rộng rãi trên thị trường, nó sẽ là phương tiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho không chỉ người sản xuất của địa phương mà cả những nhà kinh doanh, nhà sản xuất nguyên liệu thô, phụ phẩm, các công ty vận tải… Thanh long Bình Thuận là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Hiện nay, nông dân Bình Thuận sống tốt, sống khỏe nhờ thanh long. Bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm phát triển theo như xây dựng, dịch vụ nông nghiệp, ăn uống,…

Thứ tư, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương

Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

  • Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
  • Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Người có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:

  • Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
  • Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (nguồn internet)

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý (nguồn internet)

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai (02 bản)
  • Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý( 10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm)
  • Bản mô tả tính chất/chất lượng/ danh tiếng của sản phẩm (02 bản)
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản).
  • Giấy ủy quyền(nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí( trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp và tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Số lượng hồ sơ 01 bộ.

Trình tự thực hiện:

Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Ra thông báo chấp nhận/ từ chối nhận đơn:

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn.
  • Trường hợp không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thẩm định nội dung của đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ ( tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Nếu đối tượng nếu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Liên hệ đến Luật Blue để được tư vấn pháp luật miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon