Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An giá rẻ nhất  - Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Nghệ An  - Thành lập công ty ở Nghệ An  - Văn phòng luật sư tại Nghệ An

Tư vấn thuế doanh nghiệp mới thành lập phải nộp cho Nhà Nước 2017

1. Thuế môn bài

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu, thu vào khai trương nghề nghiệp trong một năm, được tính vào đầu năm đối với các thể nhân, pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mức đóng thuế môn bài chia thành các bậc sau đây:

Thuế môn bài áp dụng Kể từ ngày 1/1/2017 trở đi

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức thuế môn bài cả năm Bậc 
Trên 10 tỷ đồng 3000.000 đồng 1 năm 1
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng 1 năm 2
Chi nhánh, văn phòng đại diện,
địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 đồng 1 năm 3

Hạn nộp:

  • Hạn nộp là 10 ngày kể từ khi nhận đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày nhận đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh

Chú ý:

  • Nếu Người nộp thuế thành lập trong thời gian 6 tháng đầu năm: Mức thuế Môn bài phải nộp là cả năm.
  • Nếu Người nộp thuế thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Mức thuế Môn bài phải nộp: 50% mức cả năm
Hình minh họa

Hình minh họa

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhâp doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế

Cách tính thuế:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

(Từ ngày 1/1/2016 thuế suất thuế TNDN là 20%)

Chú ý: Hàng qúy doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý. Mà chỉ thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu phát sinh. Chậm nhất vào ngày thứ 30 của Qúy sau.

3. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT, mà doanh nghiệp có cách tính thuế GTGT khác nhau.

Doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp.

Nếu doanh nghiệp mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì:

Có hợp đồng thuê/mượn địa điểm kinh doanh hoặc hóa đơn đầu vào mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị,….
Tờ khai đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu 06/GTGT).
Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trên đây là ba loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp khi thành lập. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và những phát sinh thực tế của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể chịu thêm những loại thuế sau đây:

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt VD: Thuốc lá điếu; Xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage); Ka-ra-ô-kê (karaoke)….

Cách tính thuế:Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB (Từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ có thuế suất khác nhau)

Thuế xuất, nhập khẩu:

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Đối với thuế nhập khẩu: Tùy thuộc vào mối quan hệ song phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về cơ bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất thông thường; Thuế suất ưu đãi; Thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Cách tính thuế:

Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu x Đơn giá hàng xuất, nhập khẩu x Thuế suất của từng mặt hàng

Thuế tài nguyên

Áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy định của pháp luật.

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Trên đây là những thông tin về các loại thuế mà doanh nghiệp mới thành lập phải nộp cho Nhà Nước, mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với công ty luật Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon