Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An giá rẻ nhất  - Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Nghệ An  - Thành lập công ty ở Nghệ An  - Văn phòng luật sư tại Nghệ An

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến mô hình tập đoàn kinh tế theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã có những thay đổi căn bản về mô hình quản trị công ty, trong đó có mô hình tập đoàn kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các quy định cũng như giới thiệu các điểm mới về pháp lý liên quan đến mô hình Tập đoàn kinh tế theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

Tham khảo thêm ==> Đăng ký kinh doanh tại Nghệ An

Luật doanh nghiệp sửa đổi

Luật doanh nghiệp sửa đổi

1. Về khái niệm tập đoàn kinh tế
Có thể thấy rằng, đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã hình thành nên rất nhiều doanh nghiệp ra đời và không ngừng phát triển. Không chỉ tăng lên về số lượng các công ty mà quy mô của các công ty cũng ngày càng lớn, và việc xuất hiện các “tập đoàn kinh tế” như là một điều tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại cách hiểu không chính xác về tập đoàn. Ví dụ, một công ty có thể là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần nhưng có tên gọi Tập đoàn XYZ hoặc trong tên doanh nghiệp có cụm từ “Tập đoàn” thì sẽ được hiểu là tập đoàn. Điều này đã dẫn đến thực tế là rất nhiều doanh nghiệp mong muốn có được cụm từ “tập đoàn” trong tên doanh nghiệp với mục đích đánh bóng hình ảnh. Cách hiểu này không phải là cách hiểu chính xác về tập đoàn kinh tế và Luật Doanh nghiệp 2014 đã làm sáng tỏ vấn đề này.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 188 Luật doanh nghiệp 2014 thìtập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Nói cách khác, tập đoàn là tập hợp nhiều công ty khác nhau có quan hệ sở hữu vốn; trong đó thường là có một công ty có tên gọi với cụm từ “tập đoàn” sở hữu cổ phần/ phần vốn góp trong công ty khác.
Một số đặc điểm cơ bản của tập đoàn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
– Tập đoàn kinh tế không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
– Tập đoàn kinh tế là tập hợp các công ty, trong đó các công ty thành viên là các pháp nhân độc lập trong quan hệ với bên thứ ba và không đại diện cho tập đoàn.
– Có thể sử dụng cụm từ “tập đoàn” để đặt tên doanh nghiệp nhưng bản thân từ “tập đoàn” không tạo nên tập đoàn.
2. Về cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế
a) Về cơ cấu tổ chức
Tập đoàn kinh tế có thể bao gồm các thực thể như sau: (i) công ty mẹ, (ii) công ty con và (iii) các công ty thành viên khác.
Mỗi thực thể nêu trên trong tập đoàn kinh tế có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 trong nhóm quy định về tập đoàn kinh tế là đã làm rõ khái niệm về công ty mẹ, công ty con. Theo đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
b) Về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
* Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật
* Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Sơ đồ tập đoàn kinh tế

Sơ đồ tập đoàn kinh tế

* Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
* Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con:
– Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó;
– Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
– Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con
– Trường hợp hoạt động kinh doanh này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
3. Về vấn đề sở hữu chéo trong tập đoàn kinh tế
Khái niệm sở hữu chéo không được giải thích tại Luật Doanh nghiệp mà được giải thích cụ thể tại Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014. Theo quy định Khoản 2 Điều 16 Nghị định này thì sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.
Theo quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp thì vấn đề sở hữu chéo được hạn chế như sau:
 Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.
 Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau
 Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhaugóp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Quy định này đồng thời được hướng dẫn chi tiết hơn tại Nghị định số 96/2015/NĐ-CP như sau:
– Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
– Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.

Hạn chế sở hữu chéo

Hạn chế sở hữu chéo

Bên cạnh đó, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP cũng quy định các vấn đề về trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc thực hiện quy định về hạn chế sở hữu chéo. Theo đó, Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon