Nhằm giúp doanh nghiệp mới thành lập ổn định đi vào hoạt động một cách thuận lợi, Luật Blue xin chia sẻ những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp như sau:
Tham khảo thêm ==> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp và Điều 55 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sử dụng mẫu giấy đề nghị quy định tại Phụ lục II-25 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp để thực hiện việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được nộp tại thời điểm doanh nghiệp nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần bổ sung nội dung: “Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, kính đề nghị Quý Phòng đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” ngay trước mục cam kết về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Giấy đề nghị/Thông báo sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-1 đến I-5);
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1);
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật (Phụ lục II-2);
- Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3);
- Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên (Phụ lục II-4).
Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu
Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Việc sử dụng con dấu khi chưa có Giấy chứng nhận này bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và bị thu hồi con dấu.
Đăng ký thuế
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp GCNĐKKD (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp phải liên hệ cơ quan thuế để đăng ký thuế. Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 2 triệu đồng tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Thông báo thời gian mở cửa
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKKD, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thực hiện góp vốn theo cam kết
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn như sau:
- Đối với công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn): Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
- Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD.
- Trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp bị phạt từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên (sau đây gọi tắt là công ty TNHH 2 TV) trở lên, hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
Giấy phép con
Đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con, doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
Doanh nghiệp phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định.
Mọi vấn đề thắc mắc quý vị hãy liên hệ ngay luật Blue để được tư vấn miễn phí