Công ty vận tải chưa bao giờ ngừng “hot” trong thị trường kinh doanh. Bơi vận tải là dịch vụ và nhu cầu cần thiết ở mọi nơi từ miền núi xa xôi cho đến đồng bằng và nhất là khu vực thành thi. Do vậy ngành nghề vận tải đã và đang trở thành một trong những ngành nghề kinh doanh được nhiều nhà đầu tư hướng tới làm mục tiêu cho chiến lược phát triển của mình. Vậy để thành lập công ty vận tải bắt buộc phải có những điều kiện gì và trai qua những bước nào? Sau đây công ty luật Blue sẽ hướng dẫn cụ thể cho quý khách.
Tham khảo thêm ==> Thành lập công ty tại Vinh
- Những điều kiện, yêu cầu để thành lập công ty vận tải
Đầu tiên là loại hình doanh nghiệp. Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 4 hình thức sau đây để thành lập công ty vận tải
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
Thứ hai, quý khách cần đặt tên cho công ty.
- Việc đặt tên cho công ty là để cho mọi người biết đến thương hiệu của công ty
- Việc đặt tên cho công ty bằng tiếng việt hay tiếng nước ngoài hoặc tên viết tát đều được pháp luật cho phép.
- Một tên công ty phải bao gồm được hai yếu tố cơ bản đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Khi đặt tên cho công ty chúng ta phải kiểm tra xem tên công ty có trùng với tên công ty khác đã thành lập hay chưa để tránh nhầm lẫn
Thứ ba, xác định địa điểm đặt trụ sở công ty
- Trụ sở chính của công ty phải nằm trên lãnh thổ của nước Việt Nam và phải có đầy đủ thông tin địa chỉ trụ sở vì đó là nơi liên lạc và giao dịch của công ty
2. Chuẩn bị hồ sơ
Một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thành lập công ty vận tải
- Điều lệ công ty
- Bản sao giấy chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty
- Danh sách thành viên ( Nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổn phần)
- Biên bản xác nhận vốn góp ( Nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Hợp đồng lao động
- Tờ khai người nộp hồ sơ
3. Nộp hồ sơ tại phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời gian xem xét hồ sơ là 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
4. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị những yêu cầu sau:
Mẫu dấu: Doanh nghiệp phải khắc dấu, sau đó đăng kí mẫu dấu tại cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Các thủ tục liên quan đến đăng kí thuế: Khi có mã số doanh nghiệp (còn được gọi là mã số thuế) thì công ty quý khách phải làm các thủ tuc về thuế tại cơ quan thuế
Đăng thông báo: Kể từ này được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp công ty phải thực hiện thông báo dăng bố cáo doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia
Sau khi hoàn thành thủ tục, những thủ tục này có thể bị thay đổi hoặc bổ sung như việc thay đổi giấy phép kinh doanh vì vậy cần những ý kiến tham khảo của những người am hiểu pháp luật trong vấn đề thành lập doanh nghiệp. Nếu gặp vấn đề hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Mọi thắc mắc xin liên hện công ty Tư vấn luật BLUE