Thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An giá rẻ nhất  - Thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Nghệ An  - Thành lập công ty ở Nghệ An  - Văn phòng luật sư tại Nghệ An

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Ngày 02/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 267/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Căn cước công dân. Ngày 12/3/2015, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 1193/QĐ-BCA ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước công dân trong Công an nhân dân. Luật lấy tên gọi của giấy tờ về căn cước công dân là thẻ Căn cước công dân để thay cho tên gọi của “Chứng minh nhân dân” như hiện nay. Luật Blue chia sẻ một số kiến thức về thủ tục làm thẻ căn cước công dân như sau:

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân (nguồn internet)

                                             Thủ tục làm thẻ căn cước công dân (nguồn internet)

Ý nghĩa, mục đích, tác dụng của việc cấp thẻ Căn cước công dân:

  • Đây là lần đầu tiên kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc cấp giấy tờ tùy thân cho công dân Việt Nam được quy định thành Luật, mang tính pháp lý cao nhất.
  • Luật Căn cước công dân được ban hành nằm trong chương trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính của Nhà nước.
  • Thủ tục, trình tự đơn giản, giảm phiền hà cho nhân dân, đảm bảo quyền của công dân có giấy tờ tùy thân để thực hiện các giao dịch phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
  • Phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về nhân khẩu, quản lý xã hội, góp phần tích cực cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm.
  • Về quy cách, kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn quốc tế, đảm bảo cho sự hội nhập trong thời kỳ mới.
  • Thẻ Căn cước công dân được cấp theo công nghệ điện tử, chất lượng tốt, kỹ thuật bảo an cao, vừa thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng của công dân, vừa phòng chống được việc làm giả, hạn chế được những nhược điểm của CMND trước đây như sẽ không có sự trùng số, một người không thể có 2 thẻ Căn cước công dân trở lên.

Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

  • Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân. Người nước ngoài, người không quốc tịch sinh sống tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Mỗi công dân chỉ được cấp một thẻ Căn cước công dân và có một số định danh cá nhân riêng.
  • Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì thông qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện việc cấp thẻ Căn cước công dân.

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
  • Khi công dân có yêu cầu.
  • Cấp lại thẻ Căn cước công dân trong trường hợp bị mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định.

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

  • Hộ khẩu bản chính
  • Tờ khai Căn cước công dân
  • Tờ xác nhận thông tin cá nhân (Người từ 14 tuổi đến dưới 15 tuổi không cần tờ xác nhận này) (Người còn CMND cũ thông tin rõ đẹp cũng không cần tờ này, nếu bạn nói là mất CMND thì cần làm tờ này)
  • Sau khi làm thủ tục xong, họ sẽ trả CMND cũ lại cho chúng ta dùng tiếp để chờ ngày lấy CCCD mới.
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân (nguồn internet)

                      Thủ tục làm thẻ căn cước công dân (nguồn internet)

Quy trình thực hiện thủ tục:

Bước 1: Công dân điền vào tờ khai căn cước công dân.

Bước 2: Sau đó, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong tờ khai căn cước công dân với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;…

Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân chuyển từ chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số sang thẻ căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý CMND theo quy định.

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ căn cước công dân theo quy định.

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ căn cước công dân;

Bước 5: Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số CMND (nếu có) và trả thẻ căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn pháp luật miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon