Bạn đang có kế hoạch mở xưởng nhôm kính để sản xuất kinh doanh! Nhưng bạn chưa nắm được các thủ tục pháp lý để đăng ký kinh doanh đúng pháp luật. Hiểu rõ được nhu cầu đó, sau đây Công ty Luật Blue sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các thủ tục pháp lý mở xưởng sản xuất nhôm kính cũng như tránh khỏi các rủi ro về sau:
Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về Đăng ký Doanh nghiệp
– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về Đăng ký Doanh nghiệp
Chuẩn bị các thông tin để soạn thảo hồ sơ đưng ký doanh nghiệp
– Lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp:
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại hình doanh nghệp cơ bản gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên.
Bạn có thể căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
– Đặt tên công ty
Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên nước ngoài, tên viết tắt. Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khác đã có trước đó.
Tên công ty gồm 2 thành tố: Loại hình + Tên riêng
VD: Doanh nhiệp tư nhân Hùng Dung
Thì “Doanh nhiệp tư nhân” là loại hình. “Hùng Dung” là tên riêng.
– Vốn điều lệ của công ty
Ngành nghê để mở xưởng sản xuất nhôm kính không thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh bạn không cần phải chứng minh vốn. Khi đăng kinh doanh bạn chỉ đăng ký vốn điều lệ và ghi vào điều lệ công ty mà không cần phải chứng minh vốn.
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
+ Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm
+ Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm
– Địa chỉ trụ sở chính của công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
Hồ sơ mở doanh nghiệp xưởng sản xuất nhôm kính
– Đơn đăng ký kinh doanh
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Bản sao hợp lệ chứng thực cá nhân của các cá nhân có liên quan
– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Quyết định thành lập của thành viên là tổ chức.
– Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông
– Điều lệ doanh nghiệp
Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh sản xuất nhôm kính cần:
– Khắc dấu và thông báo đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
– Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty.
– Kê khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp tại chi cục thuế quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
+ Mua chữ ký số và tiến hành kích hoạt nộp thuế điện tử.
+ Nộp thuế môn bài cho năm nay.
+ Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn + Thông báo phát hành hóa đơn GTGT.
Trên đây là toàn bộ thủ tục thành lập công ty mở xưởng sản xuất nhôm kính đầy đủ, nhanh chóng và đúng pháp luật. Nếu còn thắc mắc hay chưa hiểu về thủ tục mở xưởng sản xuất nhôm kính thì các bạn hãy gọi cho chúng tôi theo hotline: 0911 999 029 để được tư vấn và hướng dẫn rõ hơn.